Chia sẻ: Bí kíp để viết một bài văn hay !!!
Friday, December 6, 2013
Nếu môn Văn là một "nỗi ám ảnh" đối với bạn thì những "bí kíp" dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua nó một cách dễ dàng.
Đọc nhiều sách văn học
Nếu không phải là người ham mê đọc sách, có thể bạn sẽ sợ khi nhìn thấy những cuốn sách dày cộm, trông chúng thật “khó nuốt”. Hãy bắt đầu từ những cuốn truyện ngắn với chủ đề bạn yêu thích, nó sẽ giúp bạn cảm thụ văn học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Sau một thời gian, hãy tăng dần số lượng cũng như độ dày của sách, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì mình đã say mê đọc sách lúc nào không hay, thậm chí với cả những cuốn tiểu thuyết nhiều tập cả ngàn trang.
Bạn có thể nhờ những người bạn “chuyên Văn” hay cô giáo dạy Văn của mình tư vấn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, đừng quên sách giáo khoa là nguồn tài liệu quý giá, bắt buộc mà bạn không thể bỏ qua để đạt được điểm cao trong các kì thi, nhất là kì thi tốt nghiệp sắp tới.
Chú ý quan sát những việc xảy ra xung quanh
Để viết văn hay, chúng ta cần tư duy phân tích, tổng hợp và có óc logic tốt. Muốn vậy, bạn cần quan sát từ những việc đơn giản nhất xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của mình. Từ đó, hãy tập phân tích, tổng hợp theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Điều này giúp bạn nhìn mọi việc theo nhiều chiều, sâu sắc hơn và chắc chắn khi áp dụng vào bài Văn sẽ rất hiệu quả, tạo được sự hấp dẫn với người đọc. Hãy nhớ nhé, logic là điểm cần thiết để đạt điểm cao trong các bài văn.
Theo dõi tin tức xã hội qua báo, truyền hình
Đề thi Văn luôn có 2 phần: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Muốn viết tốt bài nghị luận xã hội, bạn phải nắm bắt những tin tức xã hội chính yếu nhất bởi đề thi không nằm ngoài các sự kiện này. Hơn nữa, hiểu rõ tình hình xã hội giúp bạn viết bài dễ dàng hơn do bạn có sẵn thông tin cần thiết và cách nhìn nhận riêng qua mỗi lần tiếp xúc với chúng.
Bạn có thể theo dõi tin tức qua nhiều kênh thông tin như chương trình thời sự, báo chí, internet… Nếu lấy thông tin trên internet, hãy chú ý đến mức độ tin cậy của nguồn tin nhé.
Phân bổ thời gian hợp lý
Hãy chia thời gian phù hợp với số điểm của từng câu trong đề bài. Nhiều bạn khi gặp đề thi “trúng tủ” thường viết rất nhiều, say sưa với phần đó mà quên mất mình còn những câu khác nữa. Việc làm này giúp bạn tránh được tình trạng thiếu hay thừa thời gian cho những câu quan trọng, chiếm nhiều điểm nhất.
Đề thi Ngữ văn thường có 3 câu với thời gian 150 phút, câu 1 chiếm 2 điểm, câu 2 chiếm 3 điểm, câu 3 chiếm 5 điểm. Bạn có thể dành 25 phút cho câu 1, 45 phút cho câu 2, 75 phút cho câu 3 và 5 phút để kiểm tra lại. Việc chia thời gian này còn phụ thuộc vào mức độ nắm thông tin và hiểu biết của bạn. Nếu câu 1 bạn làm nhanh hơn vì nắm rõ phần này, bạn có thể chỉ dành 20 phút cho nó và để dành 10 phút cho câu 3.
Đọc kĩ đề bài
Một lưu ý hết sức quan trọng để đạt điểm cao môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung là đọc kĩ đề bài. Nếu bạn không đọc kĩ mà vội bắt tay vào viết ngay, bạn rất dễ mắc sai lầm.
Chẳng hạn như đề bài yêu cầu: “Hãy phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân”, nếu không đọc kĩ và nắm vững cách làm các dạng bài, có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn và làm theo dạng “cảm nhận” hay “bình luận”.
Để làm đúng yêu cầu của đề tài, bạn có thể dùng bút gạch chân những từ khóa quan trọng.
Lập dàn ý khi viết bài
Muốn có một bài văn hay, hãy bắt đầu với dàn ý tốt. Bạn nên tập thói quen này để không bị bỏ sót hay thừa ý khi viết.
Khi lập dàn ý, bạn cần đưa ra các luận điểm và luận cứ một cách rõ ràng để chứng minh cho bài viết của mình.
Ngoài ra, lập dàn ý giúp bạn “cứu vãn” bài viết nếu rơi vào tình trạng thiếu giờ. Ví dụ, đã gần hết giờ nhưng bạn mới chứng minh xong luận điểm 1, hãy nhanh chóng chuyển sang luận điểm 2 và 3 với những luận cứ có sẵn trong dàn ý. Lúc này bạn không cần cầu kỳ nữa vì sẽ không kịp thời gian, chỉ cần linh động chép các ý đã vạch ra trên giấy nháp. Và bạn chỉ có thể làm được điều khi lập dàn ý sẵn.
Kiểm tra ngữ pháp, lỗi chính tả
Khi viết xong bài, bạn hãy kiểm tra lại tổng thể bài viết của mình xem có lỗi gì về mặt ngữ pháp hay chính tả không.
Bạn có thể tự tin vì mình hiếm khi mắc lỗi chính tả nhưng hãy nhớ, trong quá trình làm bài, bạn có thể gặp căng thẳng và sai vài từ và nếu không kiểm tra lại, bạn sẽ mất điểm vì nó đấy!
Chúc các bạn ôn bài thật tốt và đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới!
[ST]
Tags:
Học Sinh - Chia Sẻ, Kinh Nghiệm Học Tập
* * *
CHUẨN BỊ VIẾT BÀI
Đọc nhiều sách văn học
Nếu không phải là người ham mê đọc sách, có thể bạn sẽ sợ khi nhìn thấy những cuốn sách dày cộm, trông chúng thật “khó nuốt”. Hãy bắt đầu từ những cuốn truyện ngắn với chủ đề bạn yêu thích, nó sẽ giúp bạn cảm thụ văn học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Sau một thời gian, hãy tăng dần số lượng cũng như độ dày của sách, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì mình đã say mê đọc sách lúc nào không hay, thậm chí với cả những cuốn tiểu thuyết nhiều tập cả ngàn trang.
Bạn có thể nhờ những người bạn “chuyên Văn” hay cô giáo dạy Văn của mình tư vấn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, đừng quên sách giáo khoa là nguồn tài liệu quý giá, bắt buộc mà bạn không thể bỏ qua để đạt được điểm cao trong các kì thi, nhất là kì thi tốt nghiệp sắp tới.
Bí kíp để viết một bài văn hay |
Chú ý quan sát những việc xảy ra xung quanh
Để viết văn hay, chúng ta cần tư duy phân tích, tổng hợp và có óc logic tốt. Muốn vậy, bạn cần quan sát từ những việc đơn giản nhất xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của mình. Từ đó, hãy tập phân tích, tổng hợp theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Điều này giúp bạn nhìn mọi việc theo nhiều chiều, sâu sắc hơn và chắc chắn khi áp dụng vào bài Văn sẽ rất hiệu quả, tạo được sự hấp dẫn với người đọc. Hãy nhớ nhé, logic là điểm cần thiết để đạt điểm cao trong các bài văn.
Theo dõi tin tức xã hội qua báo, truyền hình
Đề thi Văn luôn có 2 phần: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Muốn viết tốt bài nghị luận xã hội, bạn phải nắm bắt những tin tức xã hội chính yếu nhất bởi đề thi không nằm ngoài các sự kiện này. Hơn nữa, hiểu rõ tình hình xã hội giúp bạn viết bài dễ dàng hơn do bạn có sẵn thông tin cần thiết và cách nhìn nhận riêng qua mỗi lần tiếp xúc với chúng.
Bạn có thể theo dõi tin tức qua nhiều kênh thông tin như chương trình thời sự, báo chí, internet… Nếu lấy thông tin trên internet, hãy chú ý đến mức độ tin cậy của nguồn tin nhé.
* * *
TRONG LÚC LÀM BÀI
Phân bổ thời gian hợp lý
Hãy chia thời gian phù hợp với số điểm của từng câu trong đề bài. Nhiều bạn khi gặp đề thi “trúng tủ” thường viết rất nhiều, say sưa với phần đó mà quên mất mình còn những câu khác nữa. Việc làm này giúp bạn tránh được tình trạng thiếu hay thừa thời gian cho những câu quan trọng, chiếm nhiều điểm nhất.
Đề thi Ngữ văn thường có 3 câu với thời gian 150 phút, câu 1 chiếm 2 điểm, câu 2 chiếm 3 điểm, câu 3 chiếm 5 điểm. Bạn có thể dành 25 phút cho câu 1, 45 phút cho câu 2, 75 phút cho câu 3 và 5 phút để kiểm tra lại. Việc chia thời gian này còn phụ thuộc vào mức độ nắm thông tin và hiểu biết của bạn. Nếu câu 1 bạn làm nhanh hơn vì nắm rõ phần này, bạn có thể chỉ dành 20 phút cho nó và để dành 10 phút cho câu 3.
Đọc kĩ đề bài
Một lưu ý hết sức quan trọng để đạt điểm cao môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung là đọc kĩ đề bài. Nếu bạn không đọc kĩ mà vội bắt tay vào viết ngay, bạn rất dễ mắc sai lầm.
Chẳng hạn như đề bài yêu cầu: “Hãy phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân”, nếu không đọc kĩ và nắm vững cách làm các dạng bài, có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn và làm theo dạng “cảm nhận” hay “bình luận”.
Để làm đúng yêu cầu của đề tài, bạn có thể dùng bút gạch chân những từ khóa quan trọng.
Học cùng bạn |
Lập dàn ý khi viết bài
Muốn có một bài văn hay, hãy bắt đầu với dàn ý tốt. Bạn nên tập thói quen này để không bị bỏ sót hay thừa ý khi viết.
Khi lập dàn ý, bạn cần đưa ra các luận điểm và luận cứ một cách rõ ràng để chứng minh cho bài viết của mình.
Ngoài ra, lập dàn ý giúp bạn “cứu vãn” bài viết nếu rơi vào tình trạng thiếu giờ. Ví dụ, đã gần hết giờ nhưng bạn mới chứng minh xong luận điểm 1, hãy nhanh chóng chuyển sang luận điểm 2 và 3 với những luận cứ có sẵn trong dàn ý. Lúc này bạn không cần cầu kỳ nữa vì sẽ không kịp thời gian, chỉ cần linh động chép các ý đã vạch ra trên giấy nháp. Và bạn chỉ có thể làm được điều khi lập dàn ý sẵn.
Kiểm tra ngữ pháp, lỗi chính tả
Khi viết xong bài, bạn hãy kiểm tra lại tổng thể bài viết của mình xem có lỗi gì về mặt ngữ pháp hay chính tả không.
Bạn có thể tự tin vì mình hiếm khi mắc lỗi chính tả nhưng hãy nhớ, trong quá trình làm bài, bạn có thể gặp căng thẳng và sai vài từ và nếu không kiểm tra lại, bạn sẽ mất điểm vì nó đấy!
Chúc các bạn ôn bài thật tốt và đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới!
[ST]
CÔNG VIỆT NC
Là một người yêu thiên nhiên, thích đương đầu với khó khăn. Muốn sử dụng khả năng của mình để phục vụ công cuộc phát triển nền giáo dục nước nhà.
Comments[ 0 ]
Post a Comment